The trade4trade logo symbolizing global trade

Tâm lý giao dịch

Tâm lý giao dịch chỉ những tác nhân tinh thần và cảm xúc trong quy trình đưa ra quyết định khi giao dịch. Nó đại diện cho tính cách và những hành vi của nhà giao dịch có khả năng ảnh hưởng đến kết quả giao dịch.

Điều đáng chú ý là chúng có thể biểu hiện qua nhiều khía cạnh của tính cách con người, có thể là nỗi sợ hãi, lòng tham, sự ngạo mạn và thậm chí là niềm hy vọng. Nhưng trong bốn cảm xúc trên, nỗi sợ và lòng tham được xem là tác nhân chính lên tâm lý giao dịch, nhất là khi đề cập đến việc chấp nhận rủi ro và tính kỷ luật.

Quá sợ hãi cũng có thể khiến chúng ta bỏ lỡ nhiều cơ hội hoặc chần chừ trong giao dịch để rồi chỉ thu về chút ít lợi nhuận. Hình thành khả năng tự nhận thức có thể sẽ giúp nhà giao dịch xác định được các khuôn mẫu hành vi tiêu cực lặp lại và hạn chế chúng che mờ khả năng phán đoán sắc bén của mình.

Nỗ lực này tạo điều kiện cho nhà giao dịch điều chỉnh các hành vi trên để bảo đảm tính khách quan cũng như lý trí trong các quyết định giao dịch.

Tài chính hành vi: Ảnh hưởng của định kiến.

Việc nghiên cứu tâm lý giao dịch xem xét nguyên nhân đằng sau những quyết định có thể là dại dột trên thị trường hoặc liên quan đến những vấn đề tài chính khác. Đặc biệt, tài chính hành vi là sự giao thoa giữa tâm lý học và tài chính, nhằm tìm hiểu tác động của hành vi con người lên những quyết định tài chính và kết quả giao dịch.

Nói cách khác, nó xác định những nhân tố tác động về mặt tâm lý cũng như những định kiến đằng sau thúc đẩy hành vi của nhà giao dịch và những người hành nghề tài chính, và khám phá những tác động của hành vi đó đến kết quả thị trường. Tài chính hành vi cũng được đào sâu nhằm hiểu rõ hơn những kết quả khác nhau từ những mảng và nhóm ngành nghề khác nhau.

Hơn nữa, tài chính hành vi cho rằng những người tham gia thị trường tài chính không hẳn là luôn lý trí hoặc hoàn toàn kiểm soát được bản thân. Thay vào đó, họ lại bị ảnh hưởng bởi những tác nhân tâm lý, và năng lực kiểm soát bản thân của họ cũng khá bình thường như mọi người. Tài chính hành vi cũng lập luận rằng quy trình đưa ra quyết định trong tài chính được thúc đẩy bởi sức khỏe thể chất và tinh thần của một người.

Nói cách khác, tình trạng tâm lý của một người sẽ thay đổi tùy vào sức khỏe tổng quát của họ. Một vài hình thức thiên kiến hành vi phổ biến nhất là quá tự tin, hành vi bầy đàn, kế toán nhận thức, lỗ hổng cảm xúc, hiệu ứng mỏ neo, quy kết tự kỷ, và ác cảm mất mát.

Giao dịch cảm tính

Một thuật ngữ khác cũng phổ biến trong tâm lý giao dịch là giao dịch cảm tính (hoặc đầu tư cảm tính). Giống với tài chính hành vi, giao dịch cảm tính chỉ những động lực về hành vi do tính biến động của thị trường kích hoạt, dẫn đến hành động mua và bán tài sản dựa vào cảm xúc nhất thời.


Giao dịch cảm tính có thể chịu ảnh hưởng bởi nhiều cảm xúc khác nhau, như hoảng loạn, tham lam, phấn khích, sợ hãi hoặc thậm chí là quá tự tin.


Một vài ví dụ phổ biến về các quyết định giao dịch cảm tính có thể kể đến là giao dịch quá mức, bán tháo ồ ạt, thiên kiến xác nhận, v.v.Để tránh việc giao dịch cảm tính, bạn phải có đủ trí tuệ cảm xúc để duy trì kỷ luật và kiểm soát tốt những nhân tố tâm lý gây căng thẳng.


Không ngừng học hỏi và đầu tư vào việc phát triển bản thân sẽ giúp nhà giao dịch có được những kỹ năng trọng yếu trong việc điều tiết bản thân, thấu cảm và sự tự tin.

Bản năng giao dịch

Một khía cạnh khác cũng quan trọng không kém trong tâm lý giao dịch là khái niệm về bản năng giao dịch, tức là trực giác hoặc linh cảm xảy đến với các nhà giao dịch khi phải đưa ra quyết định trong thị trường tài chính. 

 

Tuy nhiên, tin tưởng vào bản năng của mình luôn đòi hỏi bạn phải có nhận thức rõ ràng về bản thân và sở hữu năng lực phân biệt giữa một lựa chọn hoàn toàn hợp lý và một lựa chọn do cảm xúc thúc đẩy.

 

Ba trong số các hiện tượng tâm lý phổ biến nhất có khả năng ảnh hưởng đến quá trình đưa ra quyết định hợp lý là thiên kiến cảm quan (đưa ra một quan điểm dựa vào thông tin vốn đã có mang định kiến), tránh né những thứ mơ hồ (nỗi sợ những thứ mình không biết), và hữu hình hóa dự kiến (khi bạn biến dự kiến của mình thành đối tượng trọng tâm, thay vì gắng sức đạt được điều mình dự kiến).

Pie chart showing distribution of data with a green circle representing one category and a blue circle representing another.

Thank you for visiting T4Trade

This website is not directed at EU residents and falls outside the European and MiFID II regulatory framework.

Please click below if you wish to continue to T4Trade anyway.

Thank you for visiting T4Trade

This website is not directed at UK residents and falls outside the European and MiFID II regulatory framework, as well as the rules, guidance and protections set out in the UK Financial Conduct Authority Handbook.

Please click below if you wish to continue to T4Trade anyway.